Kinh doanh Coaching bao gồm tạo ra sản phẩm, Marketing và bán hàng cũng như BẠN YÊU VIỆC NGỒI COACH 1-1 CHO KHÁCH HÀNG VẬY.

Rất nhiều người Coach đến về nghề coach part time hay full time là bởi vì:

1️⃣ Họ đã từng có 1 người coach rất tuyệt, và người Coach đó đã góp phần làm thay đổi cuộc sống của họ, nên họ muốn làm 1 nghề giống Coach của mình.

2️⃣ Họ tìm tòi, đi học Coach và thấy hay quá nên cũng muốn theo nghề.

Và sau khi học khóa Coach trong 2-3 tháng đầu tiên thật hào hứng. Vì có được công cụ nhiệm màu để thay đổi cuộc sống. Đôi khi còn thầm nghĩ tiếc nuối sao mình sống 40-50 chục năm rồi giờ mới biết cái món này.

Gặp ai cũng đè ra Coach.

Coach con, coach vợ, Coach đồng nghiệp, nhân viên các kiểu…

Post Facebook tuyển coachee ầm ỹ.

Và họ cũng kín lịch coach, 10-20 khách hàng (miễn phí) cho 2-3 tháng đầu tiên. Rồi cũng có khoảng 5-7 khách hàng trả tiền, tầm 4-8 triệu / tháng cho 1 người.

Giả sử ở mức thấp 4 triệu / người / tháng cho 4 giờ làm việc / tháng. 5 khách hàng thì cũng mang lại thu nhập 20 triệu / tháng tương ứng với 20 giờ coach. Kể cũng vui và thú vị.

Và coach thầm nghĩ mỗi tháng mình có 160 giờ làm việc cơ mà! Mình mà nghỉ việc full time, theo nghề này có vẻ hay. Vừa ý nghĩa, vừa tác động cuộc sống người khác, mà lại kiếm tiền nhẹ nhàng.

Nhưng sự đời làm COACH đâu phải dễ dàng như vậy!

Sau khi coach xong 5-7 người đầu tiên —đa phần đã là FAN cuồng của mình từ thời xa xưa khi họ yêu quý mình và muốn học hỏi từ mình. Thế là đến tháng thứ 4-5-6 khi các nguồn warm client đã hết.

Coach bước vào chặng đường thách thức đầu tiên.

❓Ai là khách hàng kế tiếp?❓

Rồi sau 2-3 tháng không có khách hàng mới thì bắt đầu suy nghĩ và tự thoại như sau:

1️⃣ Chắc thị trường chưa sẵn sàng trả tiền cho món này! (Blame Enviroment)

2️⃣ Mọi người không có chị đầu tư vào bản thân gì hết, mình ngon thế này cơ mà không biết trân quý, thôi kệ bạn! (Blame Other)

3️⃣ Chắc có lẽ do mình chưa đủ trình, rèn dũa thêm đã. Thậm chí tệ hơn “Chắc cái nghề này không hợp với mình, mình không thích đi bán hàng, không thích hỏi người ta “em có muốn làm việc với anh không? Để ngại lỡ người ta từ chối thì mất mặt, dù gì mình cũng là lãnh đạo to vật công ty đa quốc gia mà, ai đi thu tiền lẻ của mấy đứa đàn em đang cần sự giúp đỡ của mình chứ [Blame ourself] hoặc câu kiểu “mình làm Coach Free thôi vì người ta đang cần mình mà mình tính tiền thì kỳ lắm”, vì coach có tính nhân văn mà.

🍎thế rồi là Coach bỏ nghề trong khi món quà 🎁 và tiềm năng to lớn trong con người mình còn chưa được khai quật. Đừng để điều đó xảy ra cho bạn nhé.

Vấn đề lớn nhất của hầu hết các Coach đó là họ nghĩ rằng “Tôi là một người coach có kỹ năng tốt. Vì vậy, tôi nên được thành công với vai trò là coach”. Nhưng điều này mới chỉ quyết định 50% sự thành công trong sự nghiệp Coach

50% còn lại quyết định sự thành công đó chính là “Làm thế nào để tạo ra khách hàng”.

Đa phần mọi người thường chỉ tập trung ở khía cạnh kiến thức – Họ có thể đầu từ rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức để tham gia các chương trình quốc tế và đem về nhiều chứng chỉ. Những phần còn lại như đi bán hàng, tạo khuyến mại, viết post quảng cáo… luôn được coi là phần khó. Bản thân Công sau gần 10 năm trải nghiệm với nghề đào tạo Coach chuyên nghiệp Công nhận ra một bài học rằng:

🎁“Nếu muốn trở thành một người Coach thành Công – Bạn phải yêu việc bán sản phẩm Coaching cũng như bạn yêu thích việc ngồi coach 1-1 cho khách hàng bạn vậy.🎁

Nếu như một người Coach chỉ luôn tập trung vào phần kiến thức, họ sẽ tự làm mất đi khả năng cạnh tranh của mình ở những khía cạnh sau:

1️⃣Về thị trường: Nếu không quảng bá và truyền thông, làm thế nào khách hàng có thể biết đến sản phẩm của bạn ? Và nếu không có khách hàng thì Coach sẽ thay đổi cuộc sống cho ai?

2️⃣Về tốc độ phát triển: Chắc chắn bạn sẽ phải chịu rất nhiều tổn thất về thời gian để phát triển sự nghiệp Coach. Thay vì mất 1 năm, bạn sẽ mất đến 4 – 5 năm để có thể bắt đầu kiếm khách hàng

Vậy đâu là lý do khiến những ngoài Coach luôn coi việc bán hàng là điều khó khăn.

‼️Theo Công có 3 nỗi sợ‼️ khiến chúng ta trì hoãn điều này đó chính là:

🛑NỖI SỢ BỊ TỪ CHỐI: Sợ khách hàng đánh giá sản phẩm và không chốt hợp đồng với mình. Sau nhiều lần bị từ chối, chúng ta đặt hoài nghi vào chính bản thân mình và dần dần không dám đưa ra lời mời khách hàng coach để trả tiền cho mình mà chỉ làm kiểu miễn phí!

🛑NỖI SỢ XẤU HỔ: Chúng ta sợ xấu hổ, sợ bị phán xét khi phải đăng những bài post marketing, giới thiệu về chính sản phẩm của mình. Công hay nói vui sợ bị “bán thân”.

🛑NỖI SỢ “MÌNH CHƯA ĐỦ”: Từ hai nỗi sợ trên, nỗi sợ thứ 3 và cũng là nguy hiểm nhất sẽ sinh ra đó chính là nỗi sợ về chính bản thân mình. Luôn nghĩ mình không đủ giỏi, sản phẩm chưa đủ tốt, thời gian chưa đủ chín mùi…

Đây là 3 nỗi sợ mà Công thấy rất nhiều Coach đang gặp phải và nếu không đủ năng lực để thoát ra nỗi sợ này. Nó sẽ dần dần ăn mòn và triệu tiêu đi động lực để hoàn thành sản phẩm và bắt đầu chia sẻ sản phẩm, dịch vụ của mình ra với thị trường.

Đối với Công, một sản phẩm không bao giờ là hoàn hảo cả, chúng ta chỉ cần cảm thấy Đủ Tốt Tại Thời Điểm Hiện Tại (Good For Now), chúng ta chỉ có thể cải thiện chúng từng chút từng chốt mỗi ngày thông qua việc trải nghiệm và ứng dụng cho khách hàng. Đó là cách hiệu chỉnh sản phẩm nhanh nhất và thực tế nhất.

Và đây cũng chính là một trong những lý do chính mà chương trình Coach Summit 2021 tập trung giải quyết. Đây là một trong số ít chương trình về Coach nhưng nội dung lại không quá chuyên sâu về công cụ coach. Coach Summit giúp giải quyết 1 vấn đề duy nhất đó chính là💕 “Làm thế nào để tạo ra khách hàng”.💕

Bài viết liên quan