Trong cuốn sách “Sức Mạnh Của Thói Quen – Charles Guhlgg”, một trong những ấn bản New York Times bestseller đã đề cập đến công thức:
THÓI QUEN = GỢI Ý + HÀNH ĐỘNG + PHẦN THƯỞNG
Hệ thống này được lí giải đơn giản qua những ví dụ sau:
Gợi ý là khi điện thoại rung báo tin nhắn.
Bạn sẽ nhanh chóng mở điện thoại ra xem ngay tin nhắn là gì vì tò mò.
Và phần thưởng là mình biết được một thông tin gì đó sau khi xem, hết tò mò!
Hoặc, Gợi ý là sáng sớm báo thức thường kêu trong lúc bạn đang còn ngái ngủ.
Hành động ngay lập tức bật dậy tắt báo thức để nhận được phần thưởng là ngủ tiếp.
Với những người nghiện thuốc lá, “hành động” hút thuốc thường được thay thế bằng việc nhai kẹo gum nicotine.
Cùng 1 gợi ý: tay chân bồn chồn, ngứa ngáy cổ họng cần tìm đến thuốc
Cùng kết kết quả: đỡ cơn nghiện, tay chân hết bồn chồn.
Hệ thống thói quen tốt (bỏ thuốc lá) đã được thay thế bước “hành động” từ hút thuốc sang nhai kẹo gum.
Chúng ta có thể thấy, một thói quen xấu chưa chắc được xây dựng bởi gợi ý xấu và phần thưởng xấu. Nhưng một hành động xấu luôn là tác nhân tạo ra một thói quen xấu.
Cơ bản sẽ có 4 bước nếu bạn muốn thay đổi thói quen của mình, hãy tập trung vào công thức này và thực hiện những bước đơn giản sau:Bước 1: Xác định vòng lặp gợi ý – hành động – phần thưởng
Bước 2: Thử nghiệm các phần thưởng – trong 1 thói quen bạn luôn có nhiều kết quả từ những lựa chọn hành động khác nhau, vậy thì phải thử xem phần thưởng nào là chính yếu có thể tác động để thiết lập thói quen.
Bước 3: Cô lập gợi ý, mỗi khi xuất hiện 1 gợi ý đừng hành động ngay. Phần này nên ghi nhật ký để theo dõi, rồi bạn sẽ phát hiện ra đâu là lúc cần suy nghĩ kĩ trước khi hành động.
Bước 4: Có một kế hoạch và đảm bảo chúng được duy trì liên lục – hãy đan xen vào vòng lặp (Gợi ý cũ – hành động mới – phần thưởng cũ) và kiên trì làm nó để tạo thành 1 thói quen mới. Kiên trì và nỗ lực luôn là chìa khóa chính để mở ra bất cứ cánh cửa thành công nào.Khi thay đổi thói quen cũ hay hình thành thói quen mới, bạn cần phải có kế hoạch chi tiết để theo dõi sự tiến bộ của bản thân, lắng nghe bản thân mình nhằm tạo thêm động lực. Bản kế hoạch này cần xác định rõ các cột mốc để cùng nhìn nhận lại trong 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần… thói quen đã và đang diễn ra như thế nào từng ngày một.
Theo một số thống kê, bạn sẽ mất trung bình mất 84 ngày bạn để hình thành 1 thói quen trở thành tự động không cần nhắc nhở, Một khi bạn hiểu được rằng các thói quen có thể thay đổi, bạn được tự do – và có trách nhiệm – làm lại chúng. Đừng để sự khao khát “chỉ một lần này thôi, ngày mai sẽ thay đổi” chiếm lĩnh và đánh mất thời gian, kế hoạch và sự thành công của bạn.