Công rất tâm đắc câu nói của thầy Minh Niệm về lắng-nghe. Lắng-nghe có “lắng” và “nghe”. Để làm được điều này, lòng chúng ta phải lắng xuống, phải dẹp bỏ nhiễu sự chộn rộn mới có thể thấu hiểu và kết nối với người đối diện.

Lắng nghe là một món quà mình dành cho đối phương vì đó là sự nỗ lực và hiện diện trọn vẹn của mình. Giao tiếp không chỉ là “trò chuyện”, mà còn cả “Lắng nghe”. Nếu chỉ dừng ở nghe (hearing) thì bạn chỉ mới chỉ sử dụng đôi tai, nhưng khi bạn đã Lắng lại để suy nghĩ về những điều đã nghe thì bạn phải sử dụng cả đôi mắt, con tim, khối óc, sự xúc cảm.

10 năm đồng hành với khai vấn và chia sẻ, Công ý thức sự lắng nghe chính là món quà mà huấn luyện viên trao tặng COACHEE. Đó là món quà vì nó đòi hỏi Coach phải nỗ lực gạt bản thân sang một bên và tập trung hoàn toàn vào Coachee trong một khoảng thời gian nhất định.

Là Huấn luyện viên, dù cho bạn vừa có một ngày tồi tệ và có vô số lời phàn nàn cũng như câu chuyện muốn kể, hãy nghĩ cách gạt mọi thứ sang một bên và chăm chú lắng nghe về một ngày của người khác.

Điều quan trọng không phải là chúng ta nghe cái gì. Mà là chúng ta lắng nghe để làm gì? Bạn đang đạt cấp độ lắng nghe thứ mấy trong 4 cấp độ sau? Chia sẻ ở phần comment và cùng Công bàn luận nhé.

Cấp độ 1 – Lắng nghe giả: Có vẻ như tôi đang lắng nghe, nhưng không phải vậy, tâm hồn tôi đang ở đâu đó khác.

Cấp độ 2 – Lắng nghe đàm thoại: Tôi tham gia vào cuộc đối thoại, lắng nghe, nói, suy nghĩ, nói.

Cấp độ 3 – Lắng nghe chủ động: Tôi rất chú tâm vào những gì bạn đang nói, tôi đang thu thập thông tin và hoàn toàn chú ý.

Cấp độ 4 – Lắng nghe sâu: Tôi chú tâm vào bạn hơn là vào tôi, tôi đang cố gắng hiểu bạn.

Nếu chỉ dừng ở 1 và 2, chúng ta chưa dành hết món quà trọn vẹn cho người đối diện. Hãy cùng Công gửi đến mọi người xung quanh món quà tặng từ cấp độ 3 từ ngày hôm nay nhé.

Các coach đang thực hành lắng nghe như thế nào rồi?Ha BuiHà ThưNguyễn Long BiênHiếu PhạmLâm BùiĐức ThiệnNuong DaoNguyen Phuong Dung ….

Bài viết liên quan