Coach (Khai Vấn) là gì?
Coaching (Khai vấn) là một trong những ngành nghề có tốc độ phát triển nhanh nhất hiện nay. Trong khi vào những năm 1960, từ Coaching vẫn còn gợi liên tưởng đến những huấn luyện viên thể thao, thì chưa đầy hai thập kỷ sau đó, Coaching đã từng bước lấn sân sang lĩnh vực kinh doanh. Những năm 1990 là thời điểm Coaching trở nên phổ biến rộng rãi dưới các hình thức đa dạng, sau đó tiếp tục được chuyên môn hóa và củng cố trong 15 năm đầu của thế kỷ này. Ngày nay, Coaching đã được công nhận là một trong những phương pháp phát triển cá nhân thực sự hiệu quả và được ứng dụng rộng rãi. Coaching tồn tại dưới nhiều hình thức và phục vụ cho những mục đích khác nhau, có thể kể đến khai vấn cuộc sống, khai vấn doanh nghiệp, khai vấn sự nghiệp, huấn luyện thể thao,…

Hiểu đúng định nghĩa về Coach (Khai Vấn)
Coaching ,mở khóa tiềm năng của một người nhằm nâng cao hiệu suất của họ đến mức tối đa. Khai vấn giúp họ có khả năng học hỏi hơn là dạy họ điều gì đó” (Whitmore, 1990)
“Coaching là một quá trình hợp tác có hệ thống, tập trung vào tìm ra giải pháp và hướng đến kết quả, trong đó Coach tạo điều kiện để Coachee nâng cao hiệu suất công việc, trau dồi kinh nghiệm sống, luyện tập kỹ năng tự học có định hướng và giúp Coachee phát triển bản thân.” (Grant, 1999);
” Người Coach hợp tác với khách hàng trong quá trình sáng tạo và kích thích tư duy, từ đó truyền cảm hứng giúp khách hàng tận dụng tối đa tiềm năng cá nhân và kỹ năng chuyên môn.” (Liên đoàn Huấn luyện Quốc tế, 2015);
“ Coaching là nghệ thuật tạo điều kiện cho con người giải phóng tiềm năng, từ đó giúp họ đạt được những mục tiêu quan trọng và có ý nghĩa.” (Rosinski, 2003).
Như vậy, ý tưởng trọng tâm của khai vấn là trao quyền cho người đang cần hỗ trợ, tạo điều kiện để họ tự học một cách có định hướng, từ đó họ có thể phát triển bản thân và cải thiện hiệu suất công việc.
Lịch sử Coaching (Khai Vấn)
Một số chuyên gia cho rằng khai vấn, hay đối thoại học hỏi một-một, đã tồn tại từ buổi bình minh của nhân loại. Mặt khác, cũng có ý kiến cho rằng hoạt động này là một sáng kiến mới vào 50 năm cuối của thế kỷ XX. Mặc dù có khả năng khai vấn vẫn luôn tồn tại dưới những hình thức khác nhau trong suốt tiến trình lịch sử, nhưng đa số các chuyên gia đều thống nhất rằng, mô hình khai vấn chuyên nghiệp và việc ứng dụng những mô hình này vào môi trường công sở chỉ mới xuất hiện gần đây. Song, vẫn còn đó những nghi vấn, rằng liệu mô hình, phương pháp và kỹ thuật khai vấn nào là hiệu quả và nên được áp dụng nhất.
Mục tiêu và Lợi ích của Coaching (Khai Vấn)
Không khó để liệt kê những lợi ích mà Coaching mang lại, ví dụ như nâng cao hiệu suất làm việc, cân bằng tốt hơn giữa công việc và cuộc sống, tăng động lực, học cách lắng nghe chính mình, tối ưu hóa quá trình ra quyết định và cải thiện khả năng quản lý cũng như ứng phó với những thay đổi.
Song, tồn tại một câu hỏi khó hơn nhiều vẫn đang được tranh luận sôi nổi: Người khai vấn nên ưu tiên phục vụ cho mục tiêu của ai, Coachee (người nhận khai vấn) hay tổ chức (bên tài trợ cho hoạt động khai vấn)? Một số ý kiến cho rằng lợi ích của Coachee nên được đặt lên hàng đầu; một số khác nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn tài trợ và bối cảnh của tổ chức, từ đó cho rằng người khai vấn nên ưu tiên những mục đích của tổ chức tài trợ khai vấn. Bên cạnh đó, cũng có một quan điểm trung dung nhấn mạnh rằng nên đảm bảo hai bên cùng có lợi. Dù là trong tình huống nào, một người Coach phải có khả năng xác định và giải quyết được những xung đột về mức độ ưu tiên giữa các bên.

Những nguyên tắc cơ bản trong Coach
Một số nguyên tắc Coach cơ bản được công nhận bao gồm: tinh thần trách nhiệm, sự tôn trọng, sự chấp nhận, bảo mật nội dung trao đổi với khách hàng, trung trực, minh bạch, tính linh hoạt và tính trung lập. Tuy nhiên, vẫn có nhiều tranh cãi liên quan đến cách hiểu và thực hành những nguyên tắc này. Làm thế nào để người khai vấn không nản lòng trước những áp lực từ bên ngoài? Họ nên xử lý những xung đột lợi ích như thế nào? Làm cách nào để những nhà khai vấn khắc phục “điểm mù” của mình một cách hiệu quả?
Mối quan hệ trong Coaching
Có một quan điểm được chấp nhận rộng rãi, rằng Coachee là người chịu trách nhiệm và là “chủ sở hữu” của kết quả khai vấn, đồng thời đóng vai trò “thủ lĩnh” xuyên suốt quá trình khai vấn. Còn nhiệm vụ của Coach là điều chỉnh hoạt động khai vấn sao cho phù hợp với nhu cầu của Coachee, đồng thời giữ thái độ khách quan, không đưa thiên kiến cá nhân vào quá trình coach. Hợp đồng khai vấn là yếu tố nền tảng đánh dấu một mối quan hệ khai vấn tốt đẹp. Mối quan hệ này thường là bình đẳng, không bên nào vượt trội hay phụ thuộc vào bên còn lại. Nhưng trong những tình huống phức tạp hơn thì sao? Nếu mối quan hệ giữa Coach và Coachee là hoàn toàn bình đẳng, liệu một người quản lý có thể khai vấn cho cấp dưới của mình? Liệu nhân viên có mở lòng và chia sẻ toàn bộ câu chuyện của họ khi người khai vấn cho họ là lãnh đạo?
Các kỹ năng cần có trong Coaching
Coach cần có kỹ thuật lắng nghe, đặt câu hỏi, làm rõ và đưa ra phản hồi. Vấn đề vẫn đang được tranh cãi hiện nay: Những công cụ hay phương pháp nào có thể được áp dụng và nên áp dụng như thế nào trong khai vấn? Kỹ thuật khai vấn có gắn kết với tâm lý học như thế nào? Làm sao để Coachee hợp tác với chúng ta?
Kỹ năng đặt câu hỏi – 4 Điều cần biết khi đặt câu hỏi
Đối tượng
Coach sẽ thay đổi để thích ứng với người mà họ đang làm việc cùng. Một số Coach sẵn lòng chinh chiến trên nhiều vấn đề và lĩnh vực khai vấn, một số khác chọn trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nhất định. Người ta vẫn tranh cãi rằng liệu phương pháp khai vấn có thể được áp dụng như nhau cho tất cả các nhóm đối tượng không, và nếu có thì ở mức độ nào; đâu là cách tiếp cận hiệu quả nhất với những vấn đề khác nhau và liệu người khai vấn có giữ được phong độ khi họ cố gắng am tường tất cả các lĩnh vực.
Việc phân biệt rõ ràng khai vấn với những loại hình phát triển bản thân tương tự (như cố vấn, trị liệu, tư vấn) là rất quan trọng và sẽ được lý giải chi tiết ở phần sau. Có ý kiến cho rằng khi khai vấn được đồng thời áp dụng cùng một loại hình khác thì đó không còn là khai vấn; một số khác lại cho rằng khai vấn bao hàm mọi loại hình phát triển bản thân có yếu tố khai vấn trong đó.
Có 3 kỹ năng không thể thiếu trong khai vấn, đòi hỏi người khai vấn phải thành thạo, đó là: lắng nghe, đặt câu hỏi, xác nhận lại. Tùy vào từng cách tiếp cận, những kỹ năng khác cũng được yêu cầu. Nhưng người Coach nên hiểu những vấn đề mà Coachee đang đối mặt tường tận đến mức độ nào? Họ có nên trang bị thêm kiến thức về quản lý hay kiến thức chuyên ngành không? Đâu là những yếu tố quyết định một Coach giỏi (tài năng/khả năng bẩm sinh, học tập/đào tạo, kinh nghiệm hay kết hợp tất cả những điều này) cũng là vấn đề làm dấy lên nhiều tranh cãi, có ảnh hưởng đến quan điểm về đào tạo và phát triển coach.
Những quy tắc trong Coaching
1. Việc Coaching là do khách hàng dẫn dắt:
Đôi khi những nhà trị liệu sử dụng các kỹ thuật để dẫn dắt và gây ảnh hưởng đến khách hàng. Còn huấn luyện viên thì không dẫn dắt, phán xét, đưa lời khuyên (trừ khi được sự cho phép của khách hàng, tuy vậy cũng rất ít
khi xảy ra).
Vai trò của huấn luyện viên là lắng nghe vàphản hồi lại điều khách hàng chia sẻ/đề xuất, tìm hiểunhu cầu của khách hàng và huấn luyện với niềm tin rằng khách hàng có đủ khả năng và kiến thức để có thể giải quyết vấn đề.
Người huấn luyện không phải là bảo mẫu, vai trò của họ là một người đồng hành, người hỗ trợ để khơi dậy tiềm năng của khách hàng.
Tuy nhiên cũng có những mô hình Coaching – như huấn luyện nhận thức hành vi – đòi hỏi một nền tảng về tâm lý học, nơi
mà huấn luyện viên có thể truyền đạt và tạo ảnh hưởng đến khách hàng, giúp họ tiếp nhận những kiến thức mà họ không thể nào tự mình tìm hiểu.
2. Coaching tập trung vào cải thiện hiệu suất làm việc:
Điểm tương đồng giữa Coaching và các hình thức cải thiện bản thân đều giúp đạt được một hiệu suất tốt hơn. Tuy nhiên hiệu quả của Tư vấn và Trị liệu đến từ năng lực của người trị liệu và tư vấn viên. Còn đối với Coaching, sự thay đổi tích cực này do chính khách hàng tự thực hiện thông qua những kế hoạch và định hướng của chính bản thân họ.
Việc kèm cặp cũng giúp người được kèm cặp tự trưởng thành bằng nỗ lực của mình, tuy nhiên việc kèm cặp chỉ tập trung về truyền đạt kinh nghiệm và kiến thức thực tế. Khác với trong huấn luyện đôi khi huấn luyện viên phải đối diện với những vấn đề về tâm lý của khách hàng, điều mà kèmcặp rất ít khi gặp phải.
3. Huấn luyện giúp khách hàng tự học:
Cố vấn có lẽ là hình thức gần gũi với Coaching nhất, tuy nhiên giữa 2 hình thức này vẫn có những điểm riêng biệt. Khi vận dụng phương thức cố vấn, một người có kinh nghiệm dồi dào trong lĩnh vực cụ thể sẽ đóng vai trò là người cố vấn, dẫn dắt hoặc thậm chí là giáo viên để hướng dẫn cho người được cố vấn.
Trái lại, trong Coach, khách hàng là người chịu hoàn toàn trách nhiệm cho những hành động họ làm. Những quyết định đó có thể là đúng hoặc sai nhưng trong vai trò của huấn luyện viên, họ không được phép tư vấn mà thay vào đó, họ sẽ hỗ trợ khách hàng tiếp thu kiến thức và hình thành những kỹ năng để có thể tự trở thành tư vấn riêng cho bản thân.