Trong chúng ta luôn tồn tại 6 nhu cầu cốt lõi. Tuy nhiên, thứ tự ưu tiên hệ thống bộ 6 nhu cầu này phát triển ở mỗi người mỗi khác. Chỉ khi nhận biết đâu là nhu cầu ưu tiên và đáp ứng lành mạnh chúng, bạn mới có thể cân bằng cuộc sống và cảm thấy viên mãn hạnh phúc.

Hãy chọn thấu hiểu đâu là nhu cầu quan trọng nhất đối với bạn, bạn sẽ biết được sự lựa chọn của mình, và hiểu được cảm xúc của mình.

📌 Sự Chắc Chắn

Sự chắc chắn giúp chúng ta thấy an tâm. Tuy nhiên, khi quá đề cao “tính chắc chắn” bạn sẽ khiến cuộc sống “đứng yên để ổn định”. Đây là một kỳ vọng gần như không thể thực hiện được. Trái lại, tình huống này còn khiến cản trở sự phát triển và mang lại những lựa chọn mới.

– Nhận biết: Bạn đáng tin cậy, thích lập kế hoạch. Bạn ưa chuộng lịch trình và rất có tổ chức.

– Cách đáp ứng: Tìm kiếm các hoạt động bạn thấy hứng thú để có sự hào hứng và cố gắng đầy bản thân ra khỏi vùng an toàn từng chút một. Kết hợp các thói quen lành mạnh và đáp trả chúng trong cuộc sống hằng ngày.

📌 Sự Linh Hoạt

Nếu sự linh hoạt là một trong 6 nhu cầu hàng đầu của bạn, bạn sẽ chấp nhận rủi ro và sẵn sàng đối diện với nhiều tình huống mới, con người mới. Tuy nhiên, việc thiếu tính ổn định sẽ có nhiều tác động tiêu cực đến lịch trình của tổ chức và các mối quan hệ xung quanh.

– Nhận biết: Bạn hướng ngoại, ưa sự gặp gỡ. Bạn thiếu kỹ năng tập trung và việc hoạch định kế hoạch chi tiết.

– Cách đáp ứng: Thường xuyên cập nhật kiến thức mới, thay đổi thói quen lành mạnh mới như tập thể dụng, thức ăn tốt cho sức khỏe…

📌 Cảm Thấy Mình Quan Trọng

Chúng ta đều muốn mình quan trọng, độc nhất và khác biệt. Sự quan trọng giúp bạ nâng cao tiêu chuẩn bản thân. Tuy nhiên, nếu quá tập trung vào nhu cầu này sẽ dễ gây mất kết nối với các mối quan hệ trong xã hội.

– Nhận biết: Bạn khao khát thành công, yêu thích việc thiết lập và đạt mục tiêu. Trong số đông bạn thường nổi bật. Tuy nhiên, đôi khi lại là người quá cầu toàn và cạnh tranh quá mức.

– Cách đáp ứng: Đưa bản chất của sự cạnh tranh vào các hoạt động lành mạnh như thể thao, bộ môn kỹ năng, hoạt động tình nguyện… Những việc này sẽ củng cố tố chất để giúp bạn trở thành một người lãnh đạo chuyên nghiệp hơn.

📌 Sự Kết Nối & Yêu Thương

Sự kết nối và tình yêu thương là món quà của cuộc sống. Chúng có thể tạo nên sự liên kết vô cùng viên mãn nhưng cũng có thể khiến bạn hi sinh bản thân và chăm sóc các mối quan hệ xung quanh không cần thiết.

– Nhận biết: Bạn thoải mái khi cho đi và là một người rất tin cậy trong mắt người khác. Bạn có nhiều mối quan hệ tốt trong xã hội nhưng đôi lúc ngại nói “không” khi được yêu cầu sự giúp đỡ, nhờ vả…

– Cách đáp ứng: Hãy Sẵn sàng trở nên dễ bị tổn thương và tạo ra những tình bạn sâu sắc hơn, có ý nghĩa hơn. Tập luyện thói quen trao đổi nhu cầu và mong muốn của bạn với các mối quan hệ xung quanh để xây dựng chúng bền vững hơn. Bạn cũng có thể tăng sự liên kết của cơ thể với vạn vật bằng thiền định, cầu nguyện…

📌 Sự Phát Triển

Những ai đặt sự phát triển lên làm nhu cầu ưu tiên đều phấn đấu để trở nên tốt hơn. Tuy nhiên, bên cạnh sự nỗ lực không ngừng thì chủ nghĩa hoàn hảo có thể khiến bạn đánh mất đi các hoạt động thư giãn. Cuộc sống vì vậy cũng căng thẳng hơn.

– Nhận biết: Bạn rất độc lập, luôn thúc đẩy các ranh giới, cả của riêng bạn và những ranh giới do người khác và xã hội đặt ra cho bạn.

– Cách đáp ứng: Phát triển tư duy bằng cách thử thách bản thân để không chỉ học hỏi kiến thức mà còn phải xây dựng kĩ năng. Đừng quên sự phát triển về mặt tinh thần và cảm xúc nhờ thiền định, thư giãn nội tâm….

Chúng ta cần liên tục phát triển trí tuệ, cảm xúc và tâm hồn

Tất cả những điều bạn muốn giữ nguyên trong cuộc sống – tiền, sức khỏe, mối quan hệ, niềm hạnh phúc, tình yêu – phải được trau dồi, vun đắp phát triển và rộng mở. Nếu không, nó sẽ tự suy giảm

📌 Sự Đóng Góp

Nếu bạn ưu tiên nhu cầu đóng góp, bạn sẽ tạo ra nhiều ảnh hưởng và giá trị cho cộng đồng xung quanh mình. Tuy nhiên, khi mong muốn cống hiến ở nhiều khía cạnh vĩ mô hơn, chúng ta dễ dàng đánh mất đi sự cân bằng ở những mối quan hệ thân thiết hay thậm chí là bị người khác lợi dụng giá trị.

– Nhận biết: Bạn giàu lòng nhân ái và dễ đồng cảm với người khác. Bạn thích cho đi và chia sẻ mọi thứ của mình. Bạn luôn khao khát có thể để lại những thành tựu mang tính di sản.

– Cách đáp ứng: Hãy cứ cống hiến và cho đi. Tuy nhiên, bạn hãy đóng góp theo cách của riêng mình. Bạn cần chọn cách chia sẻ theo cách riêng để cuộc sống của mình ý nghĩa và viên mãn nhất. Càng thấu hiểu trái tim, tinh thần của bạn khi đóng góp sẽ càng thoải mái.

Các hình thái của nhu cầu được xây dựng và hình thành xuyên suốt từ khi thơ ấu cho đến lúc trưởng thành. Chúng tạo nên hệ giá trị, niềm tin của chúng ta. Thế giới quan của bạn từ đó cũng được hình thành rõ nét và ảnh hưởng đến nhận thức của não bộ.

Mỗi người khác nhau sẽ nhìn nhận mức độ quan trọng của từng nhu cầu khác nhau. Hãy thấu hiểu chính mình trước khi bắt đầu tìm hiểu về thế giới xung quanh. Có như vậy bạn mới cảm hạnh phúc và viên mãn trong mọi quyết định của mình.

Bài viết liên quan